365. “Salābhaṃ nātimaññeyya, Nāññesaṃ pihayaṃ care; Aññesaṃ pihayaṃ bhikkhu, Samādhiṃ nādhigacchati”. | "Không khinh điều mình được, Không ganh người khác được Tỷ-kheo ganh tị người, Không sao chứng thiền định." |
366. “Applābhopi ce bhikkhu, Salābhaṃ nātimaññati; Taṃ ve devā pasaṃsanti, Suddhājīviṃ atanditaṃ. | "Tỷ-kheo dầu được ít, Không khinh điều mình được, Sống thanh tịnh không nhác, Chư Thiên khen vị này." |
Kệ ngôn nầy được Đức Đạo Sư thuyết ra khi Ngài ngự tại Veḷuvana, đề cập đến hai vị Tỳ khưu nghịch.
Tương truyền rằng: Có một vị Tỳ khưu trong hội chúng của Devadatta là bạn của
một vị Tỳ khưu hội chúng Đức Thế Tôn. Một hôm Tỳ khưu (Devadatta) trông thấy vị
kia cùng với chư Tỳ khưu đang trì bình khất thực. Sau khi thọ thực xong, vị Tỳ khưu
(Devadatta) đi đến hỏi bạn rằng:
- Nầy Hiền giả, Hiền giả khất thực ở đâu?
- Tôi đi khất thực ở nơi ấy.
- Hiền giả có được vật thực chi chăng?
- Này Hiền giả, chính nơi đây tôi có nhiều lợi đắc và vật cúng dường.
- Vậy Hiền giả hãy ở đây vài ngày đi.
Thế là, vị Tỳ khưu (Đức Thế Tôn) ở lại nơi đó vài ngày theo lời mời của Tỳ
khưu (Devadatta), rồi trở về nơi ngụ của Đức Thế Tôn.
Chư Tỳ khưu biết được câu chuyện liền trình bạch lên Đức Thế Tôn, Đức Thế
Tôn cho gọi vị ấy lên, phán hỏi rằng:
- Nầy Tỳ khưu! Có thật chăng, được nghe nói rằng ngươi đã hành động như thế?
- Bạch Thế Tôn, có thật như vậy. Con vì nể lời của vị Tỳ khưu bạn nên ở lại vài
ngày, chứ con không hoan hỷ hội chúng của Devadatta.
- Nầy Tỳ khưu! Tuy ngươi không hoan hỷ với hội chúng của Devadatta, nhưng
ngươi vẫn ở chung trong hội chúng ấy như là người có sự hoan hỷ trong hội chúng ấy.
Nầy Tỳ khưu, chẳng phải hiện nay ngươi đã hành động như thế, trong quá khứ ngươi
cũng đã từng hành động như thế rồi.
Theo lời thỉnh cầu của chư Tỳ khưu, Đức Thế Tôn thuyết lên Bổn Sự rằng (trong
Bổn sanh Mahilamukha).
“Con voi Mahilamukha nghe bọn cướp nói rồi, đã quật chết người nài, nhưng
khi nghe vị Sa môn nói đã trở nên con voi có đức hạnh cao quý”.
Rồi Ngài phán rằng:
- Nầy chư Tỳ khưu! Lẽ thường vị Tỳ khưu chỉ nên hoan hỷ với lợi lộc của mình,
không mong muốn lợi lộc của người khác, vì trong các loại thiền định, Minh Sát và
Đạo Quả tuy chỉ là một pháp, cũng không phát sanh đến người mong mỏi lợi lộc của
người khác. Nhưng các đức tánh Thiền Định... chỉ phát sanh đến vị Tỳ khưu hoan hỷ
với lợi lộc của chính mình.
Comments