“Yassāsavā parikkhīṇā, Āhāre ca anissito; Suññato animitto ca, Vimokkho yassa gocaro; Ākāseva sakuntānaṃ, Padantassa durannayaṃ”. | "Ai lậu hoặc đoạn sạch, Ăn uống không tham đắm, Tự tại trong hành xứ, Không, vô tướng giải thoát. Như chim giữa hư không, Dấu chân thật khó tìm". |
Kệ Pháp Cú nầy, Đức Bổn Sư đã thuyết, khi Ngài ngự tại Veḷuvana (Trúc Lâm), đề cập đến Trưởng lão Anuruddha (A Nậu Lâu Đà).
Một hôm nọ, Trưởng lão là Tỳ khưu nguyện Đầu Đà mặc y cũ (Jiṇṇacīvaro), đi tìm y nơi đống rác mà người ta vứt bỏ. Người vợ cũ trong tiền kiếp thứ ba của Trưởng lão, lúc ấy tái sanh làm Thiên nữ trên cõi trời Đạo Lợi, tên là Jālinī (Cha Lí Ni), trông thấy Trưởng lão đi kiếm vải dơ, bèn lấy ba khúc vải trời dài mười ba hắc, rộng bốn hắc, nhưng không dám mang đến dâng ngay Trưởng lão, vì e Ngài không nhận. Thiên nữ đem để ba tấm vải trên một đống rác, phía trước đường đi của Trưởng lão, cũng như đồ vô chủ vậy. Quả nhiên, Trưởng lão đang đi kiếm vải dơ, cứ thẳng đường mà tiến bước, trông thấy mấy tấm vải ấy, bèn lượm lấy xổ ra coi thì thấy là vải trời, dài và rộng như thế. Đây là loại vải phấn tảo quý giá hiếm có. Nói rồi, Trưởng lão ôm ba tấm vải ấy đi.
- Đến ngày Trưởng lão may y, Đức Bổn Sư với năm trăm vị Tỳ khưu tùy tùng đến chùa ngự tọa, cả tám mươi vị Trưởng lão cũng ngồi nơi ấy. Trưởng lão Mahākassapa (Ma Ha Ca Diếp) ngồi ở một góc để may y, Trưởng lão Sāriputta (Xá Lợi Phất) ngồi ở giữa, Trưởng lão Ānanda (A Nan Đa) ngồi đằng đầu, Tăng chúng lo se chỉ, chỉ ấy Đức Bổn Sư xỏ vào lỗ kim, còn Trưởng lão Moggallāna (Mục Kiền Liên) đi qua đi lại, xem chỗ nào cần dùng cái chi thì đưa tới. Cô Thiên nữ Jālinī đi vào làng khuyến khích dân chúng đi để bát: Bà con thân mến! Hôm nay trưởng lão Anuruddha làm y, có Đức Bổn Sư với đoàn tùy tùng tám mươi vị Đại Trưởng lão và năm trăm vị Tỳ khưu ngự đến an tọa trong chùa. Bà con hãy đi chùa dâng cúng vật thực, nhất là cháo sáng đi”.
Khoảng giữa hai bữa ăn, Trưởng lão Moggallāna còn đem về mận đỏ của xứ Đại Diêm Phù (Mahājambūpesito). Năm trăm vị Tỳ khưu không thể độ hết vật thực.
Đức Đế Thích đánh bóng lên chỗ nền may y, mặt nền trơn láng như có sơn vecni. Cơm, cháo và đồ ngọt Chư Tăng độ còn dư lại một đống lớn, các Tỳ khưu than phiền: “Chỉ có bấy nhiêu Tỳ khưu đây, cần chi nhiều vật thực, nhất là cháo cơm như vậy? Nếu có suy tính độ lượng thì đáng lẽ nên bảo cả quyến thuộc và người hộ độ mang đến đây bấy nhiêu vật thực mà thôi! Chắc có lẽ Trưởng lão Anuruddha muốn khoe cho ta biết mình có nhiều quyến thuộc và người hộ độ vậy”.
Khi ấy, Đức Bổn Sư hỏi chư Tăng : “Nầy các Tỳ khưu, các thầy nói chuyện chi thế?”.
- Bạch Ngài, chuyện như vầy... Như vầy…
Nghe vậy, Đức Bổn Sư hỏi rằng: “Nầy các Tỳ khưu, các thầy nghĩ rằng số vật thực nầy do Anuruddha khiến sai mang đến phải chăng?”.
- Bạch Ngài, phải.
- Nầy các Tỳ khưu! Không phải do Anuruddha con trai Ta sai bảo như vậy. Không bao giờ các bậc Lậu tận nói chuyện chi dính líu đến vấn đề tứ vật dụng. Bữa ăn cúng dường, sớt bát nầy phát sanh lên nhờ oai lực của Chư Thiên.
Sau câu kết luận tóm tắt, Đức Bổn Sư thuyết pháp rồi ngâm kệ rằng:
“Yassāsavā parikkhīṇā, Āhāre ca anissito; Suññato animitto ca, Vimokkho yassa gocaro; Ākāseva sakuntānaṃ, Padantassa durannayaṃ”. "Ai lậu hoặc đoạn sạch, Ăn uống không tham đắm, Tự tại trong hành xứ, Không, vô tướng giải thoát. Như chim giữa hư không, Dấu chân thật khó tìm".
Họ phàn nàn với nhau:
- Tăng chúng chẳng bao nhiêu mà sao thức ăn quá nhiều? Chắc là Anuruddha muốn phô trương thân thuộc và thí chủ của mình!
Thế Tôn hỏi, và được họ kể lại, bèn dạy:
- Các Tỳ-kheo! Anuruddha đệ tử Ta không làm vậy đâu. Người thoát khỏi tham dục không phí thì giờ bàn về lợi dưỡng, thực phẩm cúng dường này đều do thần lực của thiên nữ.
Và Ngài đọc Pháp Cú:
(93) Ai lậu hoặc đoạn sạch,
Ăn uống không tham đắm,
Tự tại trong hành xứ,
Không, vô tướng, giải thoát,
Như chim giữa hư không,
Dấu chân thật khó tìm.
留言