“Manopubbaṅgamādhammā, Manoseṭṭhā manomayā; Manasā ce pasannena, Bhāsati vākaroti vā; Tato naṃ sukkhamanveti, Chāyāva anupāyīnīti”. | Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ, ý tạo, Nếu với ý thanh tịnh, Nói lên hay hành động, An lạc bước theo sau, Như bóng, không rời hình. |
Kệ Pháp Cú thứ nhì cũng được thuyết tại thành Sāvatthī, nhưng đề cập đến cậu
Maṭṭhakuṇḍali (Kim Hoàn).
Tương truyền rằng: Thưở ấy, tại thành Sāvatthī, có ông Bà la môn tên là
Adinnapubbaka (Vị Tằng Thí). Ông ta chưa hề bố thí cho ai chút gì, nên người đời
gán cho ông cái biệt danh như thế.
Ông ta có một đứa con trai duy nhất mà ông ta rất thương yêu trìu mến, ông ta
muốn đặt thợ bạc làm một món đồ trang sức cho cậu con trai cưng, nhưng lại đắn đo
suy nghĩ rằng: “Nếu ta đưa vàng cho thợ làm thì phải mất tiền trả công cho thợ”. Suy
tính như vậy rồi, ông ta lấy vàng ra tự tay đập, uốn thành một đôi vòng tai bằng vằng
cho cậu con đeo. Do đó, cậu công tử nầy được mệnh danh là Maṭṭhakuṇḍali (Kim
Hoàn).
Cậu Maṭṭhakuṇḍali lúc lên mười sáu thì bị mắc bệnh huỳnh đản (Paṇḍurogo).
Mẹ cậu nhìn cậu, rồi kêu chồng:
- Nầy ông Bà la môn, con trai ông mang bệnh rồi đó! Ông lo rước thầy chữa
bệnh cho nó đi.
- Bà ơi! Nếu ta rước thầy chạy thuốc thì ta phải tốn tiền công tiền thuốc. Bà
chẳng dòm ngó đến tài sản của ta, muốn cho dễ bị sứt mẻ hao hớt hay sao? Ta tính
cách nào, miễn là không hao hớt sứt mẻ tài sản của ta thì thôi.
Nói xong, ông Bà la môn đến viếng nhiều vị lương y lần lựa hỏi thăm: “Gặp
bệnh nhân như phát chứng như vậy, như vậy đó, thường quý thầy cho uống thứ thuốc
chi?”.
Các y sĩ điềm chỉ cho ông ta thứ nọ, thứ kia, như là vỏ cây chẳng hạn. Ông ta
nghe lời đi kiếm mấy thứ ấy đem về sắc làm thuốc cho con trai ông uống. Mặc dầu đã
xoay đủ cách, bệnh tình của cậu con trai Maṭṭhakuṇḍali đã không thuyên giảm mà còn
trở nên trầm trọng nan y. Đến khi thấy con trai đã kiệt quệ, ông Bà la môn mới cho
mời thầy lang đến, nhìn thấy khí sắc của bệnh nhân, thầy thuốc nói:
- Tôi bữa nay bận quá! Xin tôn huynh cảm phiền rước thầy thuốc nào khác đến
coi mạch, hốt thuốc cho cậu ấy.
Kiếm cớ chạy bệnh như thế rồi, ông y sĩ vội vã rút lui.
Ông Bà la môn nhìn con mình sắp chết, lại tính thầm rằng: “Nếu cứ để nó ở đây,
ai đến thăm viếng nó cũng đều ngó thấy đồ đạc của cải trong nhà ta hết. Ta phải đem
nó ra nằm ngoài mới được”.
Tính rồi, ông sai người đem cậu con trai ra đặt nằm ngoài mái hiên hàng ba.
Ngày ấy vừa sáng tinh sương, Đức Thế Tôn xuất Định đại bi, dùng Phật nhãn
quan sát thế gian, bủa lưới Chánh giác bao trùm khắp cả mười ngàn cõi Ta bà để tìm
xem kẻ nào đã từng phát nguyện từ thời chư Phật quá khứ, kẻ nào có đầy đủ căn lành
đáng được tiếp độ.
Hình ảnh cậu Maṭṭhakuṇḍali bị đem nằm bỏ dưới mái hiên lọt vào Giác võng của
Đức Thế Tôn, vừa thấy cậu Maṭṭhakuṇḍali Đức Thế Tôn biết ngay là cậu bị đem ra
khỏi nhà, bỏ nằm ngoài mái hiên như thế. Đức Thầy tự vấn: “Cậu bé nầy có đầy đủ
duyên lành để Như Lai tiếp độ không?”.
Ngài liền thấy biết như sau: “Cậu bé nầy sẽ đặt niềm tin trong sạch nơi Ta!”, rồi
nhắm mắt từ giã cõi đời, sanh lên cõi Trời Đao Lợi ở trong một tòa Kim điện có cả
đoàn Thiên nữ theo hầu”.
Vị chư thiên sau khi ngắm nhìn thân hình mới mẻ của mình, cao đến ba phần tư
dặm (12 cây số), đeo giắt những đồ trang sức có thể chất đầy năm mươi cỗ xe bò, có
hàng ngàn Thiên nữ chầu chực chung quanh thì tự nghĩ: “Do nhờ nghiệp lành nào mà
ta hưởng quả vinh hạnh nầy đây?”.
Khi quán xét thấy rõ nhờ tâm trong sạch đối với Như Lai mà được phước ấy, rồi
vị chư thiên nhớ đến cha cũ của mình, tự nhủ rằng: “Thân phụ ta vì sợ sứt mẻ tài sản
mà không dám rước thầy trị bệnh cho ta, bây giờ lại ra mộ địa mà than khóc nhớ tiếc
ta, để ta làm cho người thay đổi tính tình mới được”. Vì tình phụ tử vị chư thiên biến
hình thành một thiếu niên giống hệt cậu Maṭṭhakuṇḍali, hiện xuống cách nơi mộ địa
không xa, sẽ nằm xuống đất mà than khóc. Khi ấy ông Bà la môn sẽ hỏi: “Cậu là ai?”.
- Con là Maṭṭhakuṇḍali của cha đây mà.
- Con được sanh về cảnh giới nào?
- Ở Đao Lợi Thiên.
- Con đã tạo nghiệp gì?
Nghe cha hỏi vậy, chư thiên sẽ đáp là nhờ nơi có tâm trong sạch đối với Như Lai
mà được siêu sanh. Ông Bà la môn sẽ đến chất vấn Như Lai: “Có người nào chỉ nhờ
có tâm trong sạch đối với Ngài không thôi mà được siêu sanh về nhàn cảnh không?”.
Khi ấy, Như Lai sẽ đáp: “Chẳng những chỉ có hàng trăm, hàng ngàn, hàng trăm
ngàn người như vậy, nhiều không thể đếm xiết”. Và Như Lai sẽ đọc bài kệ Pháp Cú,
khi dứt bài kệ tám muôn bốn bốn ngàn chúng sanh sẽ tỏ ngộ giáo pháp Như Lai,
Maṭṭhakuṇḍali sẽ chứng Nhập Lưu (Tu Đà Hoàn), cả ông Bà la môn cũng thế, ấy là
do duyên lành của cậu công tử nầy mà đại chúng sẽ tỏ ngộ Chánh pháp chẳng sai.
Đức Phật đã quan sát thấy rõ đầu đuôi câu chuyện diễn tiến như thế, nên sáng
hôm ấy, sau khi tắm gội sạch sẽ, Ngài đắp y chỉnh tề cùng với Đại chúng Tỳ khưu vào
thành Sāvatthī khất thực, rồi đi lần đến cửa ngõ ông Bà la môn.
Lúc bấy giờ, cậu Maṭṭhakuṇḍali đang nằm quay mặt vô nhà, Đức Bổn Sư biết
cậu thiếu niên không nhìn thấy kim thân của Ngài, nên Ngài phóng hào quang ra.
Thiếu niên tự hỏi: “Ánh sáng gì đây?”, từ chỗ nằm cậu quay mặt ra nhìn, liền thấy
Đức Phật, cậu nói thầm một mình: “Ta mắc phải ông cha mù quáng si mê, thành ra
không có cơ hội đến gần một bên Đức Phật như vầy để mà hầu hạ cúng dường vật
thực hoặc nghe kinh, thính pháp. Bây giờ gặp được Ngài nhưng chân tay đã bị tê liệt,
không cử động được, trông gì mạnh lại để làm những việc ấy”. Nghĩ rồi, thiếu niên
đem hết lòng tin trong trắng hướng lên Đức Phật.
Đức Bổn Sư nói: “Thôi bấy nhiêu đủ rồi” và Ngài ngự đi luôn.
Cậu Maṭṭhakuṇḍali nằm nhìn theo mãi cho đến khi hình bóng của Đức Từ Phụ
đã ra ngoài tầm mắt của cậu. Trong khi cậu đang trong sạch như thế, cậu tắt hơi luôn,
như một người mới ngủ thức giấc, cậu thác sanh lên cõi trời, ở trong một tòa kim ốc
rộng đến ba mươi do tuần.
Ông Bà la môn thiêu xác con rồi, từ đó bỏ phế việc nhà, cứ ra mộ địa khóc lóc bi
ai, mạch sầu chẳng dứt. Mỗi ngày ông mỗi ra đó kêu gào kể lể: “Con trai duy nhất của
ta đâu rồi?”.
Khi ấy vị chư thiên kiếp trước là con của ông Bà la môn đang nhìn ngắm mọi vẻ
huy hoàng tráng lệ của mình và tự hỏi: “Do nghiệp gì mà ta được như vậy đây?”.
Khi được biết là nhờ có tâm trong sạch đặt cả niềm tin nơi Đức Bổn Sư, vị chư
thiên lại nói thầm: “Ông Bà la môn nầy, khi trước ta mang bệnh nặng, không dám bỏ
tiền chạy thuốc cho ta, bây giờ lại ra mộ địa khóc than kêu réo. Ta phải lập cách cho
ông chừa bỏ tật cũ mới được”.
Liền đó vị chư thiên liền biến thành cậu Maṭṭhakuṇḍali trở lại, xuống gần chỗ
mộ địa tỏa sáng, đứng khoanh tay than khóc nức nở.
Ông Bà la môn trông thấy cậu con trai thì tự nói thầm: “Như ta vì thương nhớ
con cưng mà than khóc đã đành, còn cậu nhỏ kia có việc gì mà cũng khóc lóc. Để ta
hỏi thử cho biết”.
Rồi ông ứng tiếng ngâm bài kệ hỏi vị thiếu niên như vầy:
“Alaṅkato maṭṭhakuṇḍalī,
Mālābhārī haricandanussado;
Bāhā paggayha kandasi,
Vanamajjhe kiṃ dukkhito tuvanti?”.
“Hỡi cậu tai đeo kim hoàn,
Mình đầy hoa với huỳnh đàn thơm tho
Khoanh tay rên rỉ nhỏ to,
Giữa rừng than khóc nguyên do khổ gì?”.
Cậu trai liền đáp:
“Sovaṇṇamayo pabhassaro,
Uppanno rathapañjaro mama;
Tassa cakkayugaṇ na vindāni,
Tena dukkhena jahissāmi jīvitanti”.
“Tôi vừa mới được tức thì,
Chiếc xe không bánh vàng y sáng ngời,
Tôi tìm hai bánh hết hơi,
Khổ thân tôi phải lìa đời chết đi”.
Khi ấy, ông Bà la môn hỏi lại:
“Sovaṇṇamayaṃ maṇimayaṃ,
Lohamayaṃ attha rūpiyamayam;
Ācikkhame bhaddamāṇava,
Cakkayugaṃ paṭilābhayāmi teti”.
“Bằng vàng, bằng ngọc ma ni,
Bằng đồng, bằng bạc, bằng gì nói ra.
Hỡi chàng son trẻ tài hoa,
Bánh xe đủ cặp, để ta cho chàng”.
Nghe vậy vị thiếu niên nghĩ thầm: “Ông nầy trước đã không dám rước thầy chạy
thuốc cho con, bây giờ trông thấy ta giống tạc con ông, ông ta lại làm đổng nói cho, là
sẽ cho ta cặp bánh bằng vàng ngọc… để ta hạ bớt ông ta xuống cho ông ta hết lớn
lối”.
Thiếu niên cất tiếng hỏi: “Ông định làm cặp bánh chừng bao lớn để lắp vào chiếc
xe của tôi?”.
- Cậu em muốn bao lớn cũng được, tùy ý. – Ông Bà la môn trả lời.
- Tôi muốn được mặt trời và mặt trăng. – Cậu trai đáp. – Ông cho tôi hai mặt đấy đi.
Để năn nỉ xin xỏ:
“So māṇavo tassa pāvadi,
Candasūriyā ubhayettha dissare;
Sovaṇṇamayo ratho mama,
Tena cakkayugena sobhatīti”.
“Thiếu niên đáp lại vội vàng,
Mặt nguyệt, mặt nhựt hai chàng sinh đôi,
Lấy làm hai bánh cho tôi,
Lấy xe vàng nọ, sáng ôi chi bằng”.
Ông Bà la môn liền trách:
“Bālo kho tvamasi māṇava,
Yo tvaṃ paṭṭhayase apaṭṭhiyaṃ;
Maññāmi tuvaṃ marissasi,
Na hi tvaṃ lacchasi candasuriyeti”.
“Rõ em khờ dại nghĩ rằng,
Em đòi những vật lăng nghăng khó lòng.
“Qua” nghi em sẽ mạng cùng,
Trời, trăng không thể đèo bồng một hai”.
Nhưng thiếu niên không chịu lép, hỏi vặn lại rằng: “Tôi khóc vì đòi những vật
còn thấy bóng hình, còn ông khóc người đã cách âm dương. Tôi với ông, không biết
ai là kẻ ngu khờ số một?
Thiếu niên ngâm luôn mấy câu kệ rằng:
“Gamanāgamanampi dissati,
Vaṇṇadhātu ubhayattha vīthiyā;
Peto kālakato na dissati,
Ko nīdha kandataṃ bālyataroti?”
“Chúng còn hình bóng vãng lai,
Sắc màu còn thấy rọi hai bên đường,
Vọng mơ đâu thấy chán chường,
Khóc là ngu dại ai nhường hơn ai?
Nghe qua mấy lời biện bạch, ông Bà la môn như chợt tỉnh ngộ nghĩ thầm: “Cậu
trai nầy nói đúng lý”, nên ông lên tiếng chịu thua:
“Saccaṃ kho vadesi māṇava,
Ahameva kandataṃ bālyataro;
Candaṃ vaya dārako rudaṃ,
Puttaṃ kālakatābhipaṭṭhayanti”.
“Lời em quả thật chánh nhơn,
Chính ta khóc dại khờ hơn em à!
Như đòi trăng, trẻ khóc la,
Ta đòi con đã ra ma mất rồi”.
Đến đây bỗng dưng trút bỏ được nỗi sầu tư, nhờ nghe kịp những lời biện minh
của người bạn trẻ, ông Bà la môn ngâm lên hai câu kệ tán dương ca tụng thiếu niên:
“Ādittaṃ vata maṃ santaṃ,
Ghatasittam va pāvakaṃ;
Vārinā vija osiñciṃ,
Sabbaṃ nibbāpaye daraṃ.
Abbahī vata me sallaṃ,
Sokaṃ hadayanissitaṃ;
Yo me sokaparetassa,
Puttalokaṃ apānudi.
Svāhaṃ abbūḷhasallosmi,
Sītibhūtosmi nibbuto;
Na socāmi na rodāmi,
Tava sutvāna māṇavāti”.
“Lúc trước tâm ta tợ lửa lò,
Còn châm dầu nữa,cháy thêm to.
Em đem nước tưới lên lò lửa,
Lửa tắt: lòng ta hết khổ lo,
Em nhổ giùm ta mũi tên trù,
Cho lòng ta trắng hận ngàn thu,
Cho ta hết khổ sầu con chết,
Chẳng thế ta nào sống được ru.
Tên khổ trong tâm nhổ sạch rồi,
Giờ ta hạnh phúc biết an vui,
Nhờ nghe giác đắc lời trai trẻ,
Thôi dứt sầu thương, khóc cũng thôi”.
Kế đó, ông Bà la môn hỏi tiếp thiếu niên rằng:
Cậu là ai?
“Devatā nusi gandhabbo,
Ādū sakko purindado;
Ko vā tvaṃ kassavā putto,
Kathaṃ jānemu taṃ mayanti”?
“Cậu em là Càn Thát Bà,
Là vua Đế Thích hay chư Thiên.
Là ai? Con kẻ lạ, quen?
Làm sao cho lão biết tên thử nào?”.
Thiếu niên đáp:
“Yañca kandasi yañca rodasi,
Puttaṃ āḷāhane sayaṃ ḍahitvā;
Svāhaṃ kusalaṃ karitvāna kammaṃ,
Tidasānaṃ sahabyataṃ gatoti”.
“Chính con ông khóc ôn